Theo đó, UBND huyện Giồng Riềng đã tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các doanh nghiệp và nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến tích cực thông qua việc phát động các phong trào, hoạt động như: Triển khai mô hình “Phân loại rác thải tại nguồn” , “nói không với túi ni lông”; phong trào “Chống rác thải nhựa”; “Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp”. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại đồng ruộng được chú trọng. Việc quản lý, bảo vệ môi trường tại đô thị, nông thôn, các khu vực chợ được quan tâm, góp phần cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn.
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:
Một là, Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và nhân dân và quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị về bảo vệ môi trường. Thực hiện đồng bộ các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức, nâng cao trách nhiệm, thay đổi hành vi bảo vệ môi trường, tài nguyên cho toàn xã hội; Tổ chức nhân rộng các mô hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về luật bảo vệ môi trường cho cộng đồng và Nhân dân để nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường; chỉ đạo các ấp, khu phố, các cơ quan, trường học, doanh nghiệp đóng trên bàn thực hiện nghiêm túc về công tác bảo vệ môi trường; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền
Hai là, Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Tiếp tục kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã. Nâng cao năng lực về công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường, thẩm định hồ sơ xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư trên địa bàn (Ưu tiên thu hút các dự án sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường); đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát môi trường tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để kịp thời khắc phục những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Ba là, Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải. Tổ chức nhân rộng các mô hình về “Phân loại rác tại nguồn”, “Nói không với túi nilông, sản phẩm nhựa dùng một lần”; thực hiện nội dung phong trào “Chống rác thải nhựa” ra toàn huyện; Tập trung xây dựng quy hoạch và đầu tư đồng bộ hệ thống thu gom, xử lý nước thải và nước mưa riêng biệt đối với đô thị, khu dân cư mới hình thành và từng bước bổ sung hệ thống này đối với các khu dân cư đã đi vào hoạt động.
Bốn là, Công tác ứng phó biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hình thành ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chủ động phòng, chống xây dựng phương án sạt lở ven sông. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn của các hộ gia đình trên địa bàn quản lý và có trách nhiệm quản lý, bảo quản trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải, bố trí thùng đựng rác đảm bảo vệ sinh môi trường, không cản trở giao thông.
Năm là, Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường các biện pháp kinh tế trong hoạt động công tác bảo vệ môi trường. Tiếp tục triển khai, xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý, thu gom, xử lý rác thải các vùng nông thôn trên địa bàn huyện nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, sức khoẻ người dân; góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Sáu là, Xây dựng hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường hoặc hương ước, quy ước có nội dung về bảo vệ môi trường. Đưa tiêu chí giữ gìn vệ sinh môi trường vào đánh giá khen thưởng cuối năm của ấp, tổ dân phố và tổ nhân dân tự quản. Xây dựng, triển khai các mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt vùng nông thôn; tuyên truyền vận động người dân thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn hình thành lối sống thân thiện với môi trường./